Đưa phong trào thi đua hướng về cơ sở, hạn chế tình trạng hình thức trong thi đua

Đăng ngày 07 - 03 - 2024
100%

Luật thi đua, khen thưởng năm 2022 được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2022, bao gồm 8 chương, 96 điều và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2024. So với Luật Thi đua, khen thưởng trước đây, Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 có 08 nhóm điểm mới, trong đó các nội dung quy định nhằm đưa phong trào thi đua hướng về cơ sở, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, hạn chế hình thức trong thi đua là một trong những nhóm nội dung mới nổi bật của Luật thi đua khen thưởng năm 2022.

1. Bỏ quy định đăng ký thi đua là căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua

 Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 quy định căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua và xét khen thưởng tại Điều 10 thì Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 tách thành 02 điều, đó là: Điều 7 và Điều 10.

Tại Điều 7 Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bỏ quy định Đăng ký tham gia thi đualà căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua. Tại Điều 10. Căn cứ xét khen thưởng sử dụng từ “Thành tích đạt được” thay “Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích”; sử dụng từ “Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích” thay “Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích” tại khoàn 2 Điều 10 Luật cũ.

Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Căn cứ xét thi đua, khen thưởng

Điều 10

1. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua:

a) Phong trào thi đua;

b) Đăng ký tham gia thi đua;

c) Thành tích thi đua;

d) Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.

2. Căn cứ xét khen thưởng:

a) Tiêu chuẩn khen thưởng;

b) Phạm vi, mức độ ảnh hưởng của thành tích;

c) Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích.

Điều 7. Căn cứ xét tặng danh hiệu thi đua

 

1. Phong trào thi đua.

2. Thành tích thi đua.

3. Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua.

 

Điều 10. Căn cứ xét khen thưởng

1.Thành tích đạt được.

2.Tiêu chuẩn khen thưởng.

3. Điều kiện và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích

2. Sửa đổi, bổ sung hình thức thi đua và phạm vi tổ chức thi đua

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 thay đổi cụm từ “Thi đua theo đợt” thành “Thi đua theo chuyên đề”; bổ sung quy định về phạm vi thi đua Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua, khen thưởng các cấp tổ chứcvà thi đua trong cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phù hợp với công tác tổ chức phong trào thi đua hiện nay (Điều 16).

Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua

 

Điều 15

1. Hình thức tổ chức thi đua gồm:

a) Thi đua thường xuyên;

b) Thi đua theo đợt.

2. Phạm vi thi đua gồm:

a) Toàn quốc;

b) Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và cơ sở.

 

Điều 16. Hình thức, phạm vi tổ chức thi đua

1. Hình thức tổ chức thi đua gồm:

a) Thi đua thường xuyên;

b) Thi đua theo chuyên đề.

2. Phạm vi tổ chức thi đua gồm:

a) Toàn quốc;

b) Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương;

c) Cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng các cấp tổ chức;

d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị.

 

3. Bổ sung trách nhiệm của “Người đứng đầu” cơ quan, tổ chức, đơn vị (khoản 1 Điều 13)

Nếu như Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003 quy định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác; các cơ quan thông tin đại chúng trong tổ chức, thực hiện công tác thi đua, khen thưởng tại các Điều 9, 12, 13, 19 thì Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 được quy định chung tại Điều 13. Theo đó khoản 1 Điều 13 quy định rõ “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng…”. Ngoài ra, Luật mới cũng đã bổ sung quy định Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định như trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức nêu trên, đồng thời bổ sung vai trò Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.

Quy định về trách nhiệm của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng tại Điều 19 Luật thi đua, khen thưởng năm 2003 cũng được sửa đổi, bổ sung thành khoản 5 Điều 13 Luật mới theo hướng xác định rõ là cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng và quy định thêm trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc này là: “tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; trình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng”.

 

Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Trách nhiệm của Cơ quan, tổ chức, cá nhân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác và Các cơ quan thông tin đại chúng

 

Điều 9

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởngtheo quy định của pháp luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

Điều 12

Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:

1. Tuyên truyền, động viên các thành viêncủa mình và tham gia với các cơ quan chức năng tuyên truyền, động viên nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;

2. Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan nhànước tổ chức các cuộc vận động, các phong trào thi đua;

3. Giám sát việc thực hiện pháp luật vềthi đua, khen thưởng.

 

Điều 13

Các cơ quan thông tin đại chúng có tráchnhiệm thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nêu gương các điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, cổ động phong trào thi đua, khen thưởng.

 

 

 

 

 

Điều 19

Cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm:

1. Tham mưu, đề xuất chủ trương trong công tác thi đua;

2. Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua;

3. Hướng dẫn tổ chức thi đua và kiểm tra thực hiện;

4. Tham mưu việc sơ kết, tổng kết, đề xuất khen thưởng và kiến nghị đổi mới công tác thi đua, khen thưởng.

 

Điều 13. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng

1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích để khen thưởng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp trên khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích; chịu trách nhiệm về quyết định khen thưởng và việc trình cấp trên khen thưởng.

2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa về quản lý công tác thi đua, khen thưởng.

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và có trách nhiệm sau đây:

a) Tuyên truyền, vận động, động viên các đoàn viên, hội viên và Nhân dân thực hiện pháp luật về thi đua, khen thưởng;

b) Tổ chức hoặc phối hợp với cơ quan, tổ chức, đơn vị tổ chức các phong trào thi đua;

c) Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng và phản biện xã hội đối với dự thảo chính sách, pháp luật về thi đua, khen thưởng.

4. Cơ quan báo chí có trách nhiệm thực hiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và thường xuyên tuyên truyền chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; tích cực tham gia phát hiện cá nhân, tập thể, hộ gia đình có thành tích xuất sắc; phổ biến, nêu gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt, góp phần cổ vũ, khích lệ phong trào thi đua. Công tác tuyên truyền phản ánh đúng kết quả của phong trào thi đua và công tác khen thưởng; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.

5. Cơ quan, tổ chức, đơn vị tham mưu, giúp việc về công tác thi đua, khen thưởng có trách nhiệm sau đây:

a) Tham mưu, đề xuất thực hiện công tác thi đua, khen thưởng;

b) Tham mưu phát động phong trào thi đua; xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung thi đua;

c) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng; tiếp nhận, xem xét, thẩm định hồ sơ đề nghị tặng danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng; trình cấp có thẩm quyền quyết định việc khen thưởng;

d) Tham mưu sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua.

 

 

4. Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua đối với cá nhân

* Về danh hiệu thi đua “Lao động tiên tiến”

Luật Thi đua, khen thưởng 2003 quy định có 04 tiêu chuẩn để được xét tặng danh hiệu “Lao động tiên tiến” thì Luật mới quy định chỉ có 02 tiêu chuẩn, bởi lẽ tiêu chuẩn “Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên” đã bao hàm các nội dung: Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ; có đạo đức, lối sống lành mạnh (theo Nghị định số 90/2020/NĐ-CP ngày 13/8/2020 của Chính phủ về đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ, công chức, viên chức)

Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”

Điều 24

1. Danh hiệu "Lao động tiên tiến" được xét tặng cho cán bộ, công chức, công nhân, viên chức đạt các tiêu chuẩn sau:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đạt năng suất và chất lượng cao;

b) Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, có tinh thần tự lực, tự cường; đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia các phong trào thi đua;

c) Tích cực học tập chính trị, văn hoá, chuyên môn, nghiệp vụ;

d) Có đạo đức, lối sống lành mạnh.

Điều 24. Danh hiệu “Lao động tiên tiến”, “Chiến sĩ tiên tiến”

1. Danh hiệu “Lao động tiên tiến” để tặng cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành tốt nhiệm vụ trở lên;

b) Có tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương trợ, tích cực tham gia phong trào thi đua.

 

 * Về danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

Theo quy định Luật Thi đua, khen thưởng năm 2003, sửa đổi năm 2013 thì một trong những tiêu chuẩn được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” là phải có sáng kiến được cơ sở công nhận… đồng thời phải được đánh giá, phân loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên, Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 đã thay từ “đồng thời” nêu trên bằng từ “hoặc”; như vậy ngoài đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”, cá nhân chỉ cần được xếp loại Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận … là đủ tiêu chuẩn được xét tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

 

Điều 23

Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở" được xét tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Đạt các tiêu chuẩn của danh hiệu "Lao động tiên tiến" hoặc "Chiến sĩ tiên tiến";

2. Có sáng kiến là giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý, giải pháp tác nghiệp hoặc giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả công tác được cơ sở công nhận hoặc có đề tài nghiên cứu khoa học đã nghiệm thu được áp dụng hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được đơn vị công nhận

Điều 23. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”

Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

1. Đạt tiêu chuẩn danh hiệu “Lao động tiên tiến” hoặc “Chiến sĩ tiên tiến”;

2. Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ hoặc có sáng kiến được cơ sở công nhận hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu được đơn vị công nhận.

* Về danh hiệu “Chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh”

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 bổ sung và làm rõ tiêu chuẩn về hiệu quả, phạm vi ảnh hưởng đối với sáng kiến của cá nhân khi được áp dụng trong thực tiễn để tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua bộ, ban, ngành, tỉnh; thẩm quyền xem xét, công nhận sáng kiến, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu tại Điều 22 để phù hợp với quy định về Điều lệ sáng kiến ban hành kèm theo Nghị định số 13/2012/NĐ-CP của Chính phủ.

Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

 

 

Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh

Điều 22

Danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có ba lần liên tục đạt danh hiệu "Chiến sĩ thi đua cơ sở".

 

Điều 22. Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh

1.Danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 03 lần liên tục được tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”;

b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.

2. Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong Bộ, ban, ngành, tỉnh của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quân hoặc toàn lực lượng Công an nhân dân.

* Về danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

 Tương tự như Điều 22 nêu trên, Điều 21 của Luật mới cùng bổ sung và làm rõ tiêu chuẩn về sáng kiến để tặng danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”; thẩm quyền xem xét, công nhận sáng kiến, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.

 Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua, khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

Chiến sĩ thi đua toàn quốc

Điều 21

Danh hiệu "Chiến sĩ thi đua toàn quốc" được xét tặng cho cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong số những cá nhân có hai lần liên tục đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương.

 

Điều 21. Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc”

1.Danh hiệu “Chiến sĩ thi đua toàn quốc” để tặng cho cá nhân đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc tiêu biểu được lựa chọn trong số những cá nhân có 02 lần liên tục được tặng danh hiệu chiến sĩ thi đua Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Có sáng kiến đã được áp dụng hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong toàn quốc hoặc có đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ đã được nghiệm thu và áp dụng hiệu quả, có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc hoặc mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

2. Người đứng đầu Bộ, ban, ngành, tỉnh xem xét, công nhận hiệu quả và khả năng nhân rộng, phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc của sáng kiến, đề tài khoa học, đề án khoa học, công trình khoa học và công nghệ.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, công nhận sự mưu trí, sáng tạo trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu có phạm vi ảnh hưởng trong toàn quốc.

5. Sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu thi đua đối với tập thể

* Danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” đã sửa đổi: Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định về danh hiệu “Tập thể lao động tiên tiến”, “Đơn vị tiên tiến” tại Điều 28; trong đó nâng tỷ lệ cá nhân trong tập thể đạt danh hiệu “Lao động tiên tiến” từ có trên 50% lên có ít nhất 70%.

* Danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” đã sửa đổi: Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định về danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc” tại Điều 27; trong đó đã bỏ nội dung không có cá nhân bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên” và quy định Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”, “Đơn vị quyết thắng”.

 * Đối với quy định về tặng “Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh” được Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 sửa đổi chia thành 02 loại, gồm:

- Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức

- Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.

Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

 

Cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh

 

Điều 26

Cờ thi đua cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương được xét tặng cho tập thể thuộc bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

2. Có nhân tố mới, mô hình mới để các tập thể khác thuộc bộ, ngànhcơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, đoàn thể trung ương, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương học tập;

3. Nội bộ đoàn kết, tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hội khác.

 

Điều 26. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh

1. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua của cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Hoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong Bộ, ban, ngành, tỉnh;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; tích cực thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.

2. Danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua theo chuyên đề do Bộ, ban, ngành, tỉnh phát động có thời gian thực hiện từ 03 năm trở lên khi tổng kết phong trào.

3. Bộ, ban, ngành, tỉnh, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định chi tiết, hướng dẫn cụ thể đối tượng, tiêu chuẩn xét tặng danh hiệu cờ thi đua của Bộ, ban, ngành, tỉnh.

 * Về tặng “Cờ thi đua của Chính phủ” Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 quy định cụ thể, gồm 03 loại tại Điều 25 như sau:

- Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu xuất sắc trong số các tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức

- Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức

- Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên khi sơ kết, tổng kết phong trào.

Nội dung thay đổi

Luật Thi đua khen thưởng năm 2003; Luật sửa đổi bổ sung Luật Thi đua khen thưởng năm 2005; 2013

Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022

 

Cờ thi đua của Chính phủ

 

Điều 25

"Cờ thi đua của Chính phủ" được xét tặng cho tập thể đạt các tiêu chuẩn sau:

1. Có thành tích, hoàn thành vượt mức cácchỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm; là tập thể tiêu biểu xuất sắc trong toàn quốc;

2. Là tập thể tiêu biểu xuất sắc nhất trong phong trào thi đua của cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể trung ương;

3. Nội bộ đoàn kết, đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng và các tệ nạn xã hộikhác.

 

Điều 25. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ”

1. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể tiêu biểu xuất sắc trong số các tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Bộ, ban, ngành, tỉnh tổ chức và đạt các tiêu chuẩn sau đây:

a) Có thành tích xuất sắc, hoàn thành vượt các chỉ tiêu thi đua và nhiệm vụ được giao trong năm;

b) Nội bộ đoàn kết; tổ chức đảng, đoàn thể trong sạch, vững mạnh; đi đầu trong việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và các tệ nạn xã hội khác.

2. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng hằng năm cho tập thể dẫn đầu cụm, khối thi đua do Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương tổ chức.

3. Danh hiệu “Cờ thi đua của Chính phủ” để tặng cho tập thể dẫn đầu phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ phát động có thời gian thực hiện từ 05 năm trở lên khi sơ kết, tổng kết phong trào.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Với các quy định được sửa đổi nêu trên, Luật Thi đua, khen thưởng năm 2022 kỳ vọng đưa phong trào thi đua hướng về cơ sở, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị, hạn chế hình thức trong thi đua; tạo chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng tại các cơ quan, đơn vị, trong đó có ngành Kiểm sát nhân dân. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để việc tổ chức các phong trào thi đua cũng như việc đề nghị khen thưởng đi vào thực chất, là động lực để các tập thể, cá nhân nỗ lực phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành./.

<

Tin mới nhất

VKSND huyện Thọ Xuân: Sinh hoạt chuyên đề định kỳ về công tác kiểm sát giải quyết án dân sự (07/10/2024 10:33 SA)

Trao đổi về bài viết “Nguyễn Phương T phạm tội gì?”(26/07/2024 8:58 SA)

Phát huy truyền thống vẻ vang, xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên theo lời dạy của Bác Hồ: “Công...(25/07/2024 8:42 SA)

Vướng mắc, bất cập trong việc áp dụng Điều 306 BLHS(17/06/2024 8:35 SA)

Vướng mắc trong việc giải quyết vụ, việc hôn nhân có yếu tố nước ngoài(05/04/2024 4:34 CH)

Xác định tội danh đối với tội ma tuý- Một số vấn đề cần trao đổi(18/03/2024 11:07 SA)

Nguyễn Văn A phạm tội “Trộm cắp tài sản” theo khoản 1 hay khoản 2 Điều 173 BLHS?(11/03/2024 3:27 CH)

Nguyễn Phương T phạm tội gì?(11/03/2024 3:24 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
260 người đã bình chọn
°
2817 người đang online