Phòng 2 Viện KSND tỉnh thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử sơ thẩm vụ án hình sự và rút kinh nghiệm công tác kiểm sát xét xử (Bài dự thi cuộc thi "Kiểm sát viên với công tác tuyên truyền")

Đăng ngày 18 - 01 - 2023
100%

Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/12/2022 về công tác kiểm sát năm 2023 của Viện trưởng VKSND tối cao; Kế hoạch nhiệm vụ công tác kiểm sát số 01/KH-VKS-VP ngày 15/12/2022 của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh; thực hiện các chỉ tiêu nghiệp vụ công tác kiểm sát năm 2023 theo Hệ thống chỉ tiêu nghiệp vụ cơ bản, nhằm tiếp tục đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng ngừa tội phạm, vi phạm pháp luật đồng thời nâng cao kỹ năng của Kiểm sát viên trong công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử các vụ án hình sự về trật tự xã hội. Ngày 16/01/2023, phòng 2 Viện KSND tỉnh đã tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm xét xử vụ án hình sự sơ thẩm đối với các bị cáo Đỗ Thế Lương, Lê Công Lực, Bùi Văn Hiếu và Trịnh Đình Tiến về tội “Giết người” và tội “Gây rối trật tự công cộng”, theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 123 và điểm b khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự. Bị cáo Nguyễn Quốc Trung về tội “Giết người”, theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự. Các bị cáo Lê Văn Sơn, Nguyễn Đình Hà, Hà Đình Hồng, Hà Đình Toàn và Lê Hữu Cường về tội “Gây rối trật tự công cộng”, quy định tại điểm b khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự.

Đồng chí Lương Văn Bình – Kiểm sát viên trung cấp – phòng 2 VKSND tỉnh trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử vụ án. Tham dự phiên tòa có các đồng chí lãnh đạo, kiểm sát viên, kiểm tra viên phòng 2.

Nội dung bản Cáo trạng được công bố tại phiên tòa thể hiện:

Tối ngày 08/01/2022, xuất phát từ việc nhóm đối tượng Lê Công Lực sử dụng ống điếu bằng nứa, ống tuýp sắt, gậy gỗ keo, dao tự chế, gậy bi-a vô cớ đánh nhóm đối tượng Hà Đình Hồng tại thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Do vô cớ bị nhóm Lê Công Lực đánh, nhóm Hà Đình Hồng đã đánh lại, dẫn đến vụ việc hai nhóm lùa đuổi, đánh nhau từ khu vực đường Nghi Sơn - Sao Vàng giao nhau với đường tỉnh lộ 514 đến khu vực xung quanh quán bi a Giang Sự, thuộc địa phận khu phố 10, thị trấn Sao Vàng, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hậu quả: Lê Hữu Cường bị tổn hại cơ thể là 48%.  Các đối tượng nhận thức rõ hành vi của mình cùng đồng bọn dùng hung khí nguy hiểm tấn công Lê Hữu Cường là đặc biệt nguy hiểm, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của Cường nhưng các đối tượng vẫn cố tình thực hiện. Sau khi thực hiện hành vi các đối tượng đã bỏ mặc hậu quả xảy ra, không cấp cứu người bị hại; việc Cường không chết là do được cấp cứu kịp thời và nằm ngoài ý thức chủ quan của các đối tượng. Hành vi của Đỗ Thế Lương, Nguyễn Quốc Trung, Lê Công Lực, Bùi Văn Hiếu, Trịnh Đình Tiến nêu trên là hành vi “Giết người” với tình tiết định khung tăng nặng “Có tính chất côn đồ”, quy định tại điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Đối với hành vi của Lê Công Lực, Trịnh Đình Tiến, Đỗ Thế Lương, Nguyễn Đình Hà, Bùi Văn Hiếu, Lê Viết Sơn, Hà Đình Hồng, Hà Đình Toàn và Lê Hữu Cường dùng hung khí bao gồm dao, kiếm, tuýp sắt, gậy bi.a, gậy gỗ keo, ống điếu…đều là hung khí nguy hiểm tham gia truy đuổi, đánh nhau tại khu vực trải  dài hơn 150 mét của đường Nghi Sơn - Sao Vàng đoạn qua khu vực khu phố 10, thị trấn Sao Vàng, giáp gianh với thôn 4, xã Thọ Sơn, huyện Triệu Sơn đã gây ra tình trạng hỗn loạn trật tự công cộng, trật tự an toàn giao thông. Hành vi của các bị can làm ảnh hưởng xấu đến an ninh trật tự, làm cho quần chúng nhân dân hoang mang, lo sợ, làm cho các phương tiện giao thông đi qua khu vực này bị đình trệ, ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông. Do đó, hành vi nêu trên của Lê Công Lực, Trịnh Đình Tiến, Đỗ Thế Lương, Nguyễn Đình Hà, Bùi Văn Hiếu, Lê Viết Sơn, Hà Đình Hồng, Hà Đình Toàn và Lê Hữu Cường đã cấu thành tội “Gây rối trật tự công cộng”, theo quy định tại khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự.

Đây là vụ án “Giết người”; “Gây rối trật tự công cộng” có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, xảy ra ở địa bàn huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người khác, gây mất trật tự an toàn xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương, đặc biệt là an ninh an toàn ngày bầu cử, gây hoang mang trong dư luận quần chúng nhân dân. Do đó, cần phải được xử lý nghiêm minh bằng pháp luật hình sự nhằm dăn đe, giáo dục và phòng ngừa chung.


Toàn cảnh phiên tòa

Tại phiên tòa, Kiểm sát viên thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử đã kiểm sát chặt chẽ thủ tục tố tụng, việc chấp hành pháp luật của người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng và những người tham dự phiên tòa; thực hiện việc xét hỏi, tranh luận, đối đáp đầy đủ, thuyết phục để làm rõ hành vi phạm tội của các bị cáo. Bản luận tội của kiểm sát viên đã phân tích, đánh giá được tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội do hành vi phạm tội của bị cáo thực hiện, đặc điểm nhân thân, các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự và đề nghị mức hình phạt phù hợp với hành vi của các bị cáo gây ra. Sau khi nghị án, Hội đồng xét xử đã tuyên án phù hợp với quan điểm, đề nghị của Kiểm sát viên tại phiên tòa. Cụ thể: Các bị cáo Đỗ Thế Lương  bị xử phạt tổng hợp hình phạt 10 năm 1 tháng tù, Lê Công Lực bị xử phạt tổng hợp hình phạt 10 năm 1 tháng tù, Bùi Văn Hiếu bị xử phạt tổng hợp hình phạt 9 năm 6 tháng tù và Trịnh Đình Tiến bị xử phạt tổng hợp hình phạt 9 năm 3 tháng tù về hai tội “Giết người” và tội “Gây rối trật tự công cộng”, theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 123 và điểm b khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự.


Bị cáo Nguyễn Quốc Trung bị xử phạt 4 năm 3 tháng tù về tội “Giết người”, theo quy định tại điểm n khoản 1 Điều 123 Bộ luật Hình sự.

Bị cáo Nguyễn Đình Hà bị xử phạt 27 tháng tù; các bị cáo Lê Văn Sơn, , Hà Đình Hồng, Hà Đình Toàn và Lê Hữu Cường đều bị xử phạt 24 tháng tù về tội “Gây rối trật tự công cộng”, quy định tại điểm b khoản 2 Điều 318 Bộ luật Hình sự.

Ngay sau phiên tòa, phòng 2 Viện KSND tỉnh và Hội đồng xét xử và Thư ký của  Tòa án nhân dân tỉnh trực tiếp xét xử đã tổ chức họp rút kinh nghiệm để từ đó toàn thể các đồng chí trong hai đơn vị học tập, nâng cao trình độ, năng lực nghiệp vụ nhằm góp phần thực hiện thắng lợi công cuộc cải cách tư pháp trong giai đoạn hiện nay.

       Kiểm sát viên trực tiếp thực hành quyền công tố, kiểm sát xét xử tại phiên tòa sơ thẩm vụ án trọng điểm đã góp phần hoàn thành chỉ tiêu công tác của đơn vị nói riêng và của ngành nói chung. Qua đó, đây cũng là một hình thức đào tạo trực tiếp, thiết thực nhằm nâng cao kỹ năng xét hỏi, tranh tụng, ứng xử tại phiên tòa. Góp phần xây dựng đội ngũ Kiểm sát viên có bản lĩnh chính trị vững vàng, tinh thông về nghiệp vụ, chuẩn mực trong ứng xử; đảm bảo thực hiện tốt các quy định của pháp luật và quy chế của ngành; đồng thời góp phần nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử vụ án hình sự trong thời gian tiếp theo./.

 
 

<

Tin mới nhất

Nữ Kiểm sát viên trẻ học tập và làm theo lời Bác(17/10/2024 9:29 SA)

Chi bộ VKSND huyện Quảng Xương học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh(22/05/2023 9:52 SA)

Chi bộ Phòng 3 VKSND tỉnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh (Bài dự...(18/05/2023 9:44 SA)

Chi bộ Văn phòng tổng hợp VKSND tỉnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí...(15/05/2023 10:09 CH)

Thông báo kết quả Cuộc thi "Kiểm sát viên với công tác tuyên truyền" Quý I năm 2023(15/03/2023 8:06 SA)

TP Sầm Sơn: Phối hợp tổ chức phiên tòa dân sự “Rút kinh nghiệm“(28/02/2023 10:31 SA)

Viện kiểm sát nhân dân huyện Hậu Lộc trực tiếp kiểm sát đột xuất việc tạm giữ, tạm giam tại Nhà...(15/02/2023 2:57 CH)

Phòng 9 Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thanh Hóa tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm vụ án Dân sự(13/02/2023 5:27 CH)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
263 người đã bình chọn
°
574 người đang online