Chi hội Luật gia VKSND tỉnh Thanh Hóa tham dự Hội nghị Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri đóng góp ý kiến Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi)

Đăng ngày 28 - 02 - 2023
100%

Thực hiện Kế hoạch số 09/ KH- ĐĐBQH ngày 09/02/2023 và Công văn số 32/ĐĐBQH-VP ngày 16/02/2023 của Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa, ngày 24/02/2023, Hội Luật gia tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức Hội nghị Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật đất đai (sửa đổi). đồng chí Phạm Thị Hoàn, Chánh Văn phòng, Phó Chi hội trưởng và đồng chí Trương Quang Hải, Trưởng phòng 9 thuộc Chi hội Luật gia VKSND tỉnh Thanh Hóa đã tham dự Hội nghị.

Đại biểu tại Hội nghị

 Phát biểu đóng góp ý kiến vào Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), đồng chí Trương Quang Hải, Trưởng phòng 9 nhấn mạnh: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã xây dựng công phu, có nhiều điểm mới, bảo đảm phù hợp với các quan điểm, định hướng đổi mới chính sách pháp luật về đất đai theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, Nghị quyết số  18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của BCH Trung ương khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý sử dụng đất. Các nội dung của Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) phù hợp với Hiến pháp cũng như các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã cơ bản giải quyết được các tồn tại, bất cập, vướng mắc trước đây; đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi trên thực tiễn hiện nay trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế.

Ảnh: Đồng chí Trương Quang Hải, Trưởng phòng 9  phát biểu tại Hội nghị

Liên quan đến các quy định về việc nhận chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp, đồng chí cho rằng quy định của Luật Đất đai năm 2013 về việc hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp và tổ chức kinh tế không được nhận chuyển nhượng đất trồng lúa để thực hiện dự án sản xuất nông nghiệp. Điều này đã làm hạn chế việc đầu tư vào sản xuất nông nghiệp, chưa khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, chưa huy động các nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp phù hợp với sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Về các quy định liên quan đến thẩm quyền giải quyết tranh chấp QSDĐ, với thực tế kiểm sát việc giải quyết tranh chấp về đất đai hiện nay, Chi hội Luật gia VKSND tỉnh góp ý vẫn nên giữ quy định hiện hành đối với trường hợp tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất thì được lựa chọn cơ quan giải quyết là Tòa án nhân dân hoặc Ủy ban nhân dân . Bởi vì giải quyết tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân dân các cấp là biện pháp hợp lý để tháo gỡ những mâu thuẫn về tranh chấp đất đai trên cơ sở thỏa thuận. Việc hòa giải tại cơ sở có tầm quan trọng đặc biệt tạo được sự thống nhất giữa các bên và hạn chế sự tốn kém, kéo dài thời gian, thuận lợi hơn cho các bên có tranh chấp. Mặt khác Nhà nước là chủ thể quản lý đất đai, vì vậy, việc tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy tờ để UBND giải quyết là phù hợp với chức năng quản lý đất đai của Nhà nước./.

<

Tin mới nhất

Chi hội Luật gia VKSND tỉnh Thanh Hóa tham dự Hội nghị Đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri đóng góp...(28/02/2023 10:19 SA)

Mở rộng đối tượng nhận chuyển nhượng QSDĐ nông nghiệp(24/02/2023 2:05 CH)

Về việc nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp; thẩm quyền giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất(19/02/2023 7:05 CH)

Về việc lấy ý kiến góp ý đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)(14/02/2023 11:23 SA)

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử
260 người đã bình chọn
°
858 người đang online